Wednesday, October 16, 2013

Phần loại xơ gan: f1, f2. f3, f4



Phân loại giai đoạn xơ hóa gan theo METAVIR (F)

Có 3 trường hợp chẩn đoán mô học là F0. Theo y văn, F0 là không xơ hóa, F1 là xơ hóa nhẹ. Việc phân biệt giữa F0 và F1 không có ý nghĩa về mặt tiên lượng cũng như điều trị nên chúng tôi gộp số BN F0 và F1 vào thành 1 nhóm (Nhóm F0,1) để tiện trong phân tích.

Phân độ tần xuất xơ hóa gan theo METAVIR (%)

F0,1
F2
F3
F4
Foucher J. và cs(6)
31
28
14
27
Gomez-dominguez E. và cs(8)
18
44
21
17
De Ledinghen Victor(5)
38,9
30,6
6,9
23,6
Castera L.(4)
25,68
28,96
20,21
25,14
Ziol Marianne (12)
35,1
34,7
10,8
19,5
Chúng tôi
31,91
21,28
25,53
21,28
Qua bảng nhận thấy rằng phân bố tần suất xơ hóa gan theo METAVIR tương tự nhau giữa các nghiên cứu. Nhìn chung tỷ lệ bệnh nhân xơ hoá giai đoạn F0,1 cao nhất, xơ hóa nặng F3, và xơ gan F4 chiếm tỷ lệ thấp hơn.

Kết quả đo độ đàn hồi gan


Trung bình độ đàn hồi của gan trong nghiên cứu chúng tôi (15,16 kPa) cao hơn so với các nghiên cứu của Foucher J., Ganne-Carrie N. và Castera L. (6,3-7,8 kPa). Điều này có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi ít hơn và dân số nghiên cứu là bệnh gan mạn do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả hơi tản mạn, trong khi đó, các nghiên cứu khác là nghiên cứu đa trung tâm, cỡ mẫu lớn hoặc chỉ gồm một nhóm đối tượng BN. Khoảng dao động về độ đàn hồi của gan trong các nghiên cứu tương tự nhau.

Mối liên quan giữa đô đàn hồi gan (kpa) với phân độ mô học METAVIR (F)


Trong nghiên cứu của Foucher J. và cs. đã kết luận giữa độ đàn hồi gan (kPa) và các mức độ xơ hóa (F) theo METAVIR có sự khác biệt có ý nghĩa và có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau (r = 0,73; p<0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận tương tự với = 0,76, p< 0,05. Trong nghiên cứu của Mueller S: r = 0,62; Lee WS: r = 0,69, Kim KM: r = 0,70. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Foucher J. và cs.


Kết quả đo độ đàn hồi gan trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa khác nhau


Hình 2. Tương quan hồi quy tuyến tính giữa độ đàn hồi gan (kPa) và mức độ xơ hóa gan theo METAVIR (F) ( r=0,76; p<0,05)


Việc phát hiện mức độ xơ hóa gan với phương pháp không xâm lấn, đặc biệt là đo độ đàn hồi gan rất có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng vì những BN này có nguy cơ cao hình thành những biến chứng như tăng áp tĩnh mạch cửa hoặc ung thư tế bào gan. BN giai đoạn F4 dễ phân biệt với các giai đoạn khác. Tuy nhiên, giữa các giai đoạn F0, F1, F2, F3 dễ có sự trùng lắp lên nhau. Vì vậy, việc xác định giá trị ngưỡng nhằm chẩn đoán phân biệt giữa các giai đoạn F2, F3 và F4 đóng vai trò quan trọng hơn là phân biệt giữa F0,1 và F2 và cũng phù hợp với thực tế cho rằng tăng mô xơ hóa là quan trọng hơn giữa các giai đoạn F2 (6,6 kPa) và F3 (10,3 kPa) hơn là giữa F1 (5,5 kPa) và F2 (6,6 kPa).


Biểu đồ 2. Đường cong ROC trong chẩn đoán những mức độ xơ hóa gan khác nhau với các giá trị ngưỡng khác nhau
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định được giá trị ngưỡng tối ưu nhất để chẩn đoán xơ hóa gan mức độ trung bình (≥ F2), nặng (≥ F3) và xơ gan F4 lần lượt là 7,9 kPa, 11,68kPa và 22,37 kPa. Trong khi đó, theo nghiên cứu của E Gomez- Dominguez và cs. là 4kPa, 11kPa và 16 kPa. Kết quả nghiên cứu của Foucher và cs. lần lượt là 7,2 kPa, 12,5 kPa và 17,6 kPa.
Kết quả trong hai nghiên cứu của Castera và Ziol gồm BN viêm gan C mạn cũng xác định giá trị ngưỡng trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa F2, F3 và F4 lần lượt là 7,1kPa- 8,8kPa, 9,5-9,6kPa; 12,5-14,6 kPa. Như vậy giá trị ngưỡng trong chẩn đoán xơ hóa gan theo các mức độ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả khác. Điều này có thể là do dân số nghiên cứu của chúng tôi ít, nguyên nhân lại không đồng nhất trong khi nghiên cứu của các tác giả khác là nghiên cứu đa trung tâm với cỡ mẫu lớn hoặc chỉ gồm một nhóm đối tượng.
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Nguyễn Đức Toàn đều có giá trị ngưỡng trong chẩn đoán xơ hóa gan mức độ trung bình và nặng cao hơn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác. Điều này có phải chăng do có sự khác biệt về chủng tộc, di truyền, tập quán sinh hoạt, đã tạo nên sự khác biệt này. Hơn nữa, ở cùng một giai đoạn xơ hóa nhưng giá trị độ đàn hồi gan trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nên giá trị ngưỡng cũng cao hơn. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi và Nguyễn Đức Toàn với cỡ mẫu ít nên chưa đủ mang tính đại diện. Qua các nghiên cứu ở nước ngoài và của chúng tôi đều ghi nhận giá trị AUROC trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa đều > 0,8. Như vậy có thể nói đo độ đàn hồi gan là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán các mức độ xơ hóa khác nhau ở BN có bệnh gan mạn do bất kỳ nguyên nhân gì.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra những kết luận đo độ đàn hồi gan là phương pháp không xâm lấn có giá trị trong chẩn đoán mức độ xơ hóa gan.
Để chẩn đoán xơ hóa gan mức độ trung bình (F2): AUROC: 0,811. Giá trị ngưỡng là 7,9 kPa. Sens: 88%; Spec: 73%, PPV: 88%; và NPV: 77%.
Để chẩn đoán xơ hóa gan mức độ nặng (F≥F3): AUROC: 0,887. Giá trị ngưỡng là 11,68 kPa. Sens: 73%; spec. 84%; PPV: 80%; và NPV: 78%.
Để chẩn đoán xơ gan (F4): AUROC: 0,919. Giá trị ngưỡng là 22,37 kPa. Sens: 70%; Spec.: 95%; PPV: 78%; và NPV: 92%.
Nguồn internet.

0 comments:

Post a Comment